0878136222

Về mảng kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành dự án bất động sản, mặc dù nhóm doanh nghiệp trong nước chiếm ưu thế về số lượng, nhưng phần lớn thị phần lại thuộc sở hữu của các doanh nghiệp nước ngoài. Đây thực sự là một vấn đề đáng suy ngẫm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 

Tình hình hoạt động của thị trường quản lý vận hành bất động sản trong nước

Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản ở nước ta ngày càng trở nên sôi động. Lý do là vì ngày càng xuất hiện nhiều dự án nhà đất, đặc biệt là các tòa nhà chung cư và văn phòng. Đây chính là thời điểm vàng của thị trường quản lý, vận hành bất động sản Việt Nam mà các doanh nghiệp đang kinh doanh mảng dịch vụ này cần chú ý nắm bắt để mở rộng và phát triển hơn nữa.

Tuy nhiên, có một thực trạng mà ai đang hoạt động hay có quan tâm, theo dõi về các mảng liên quan đến bất động sản đều phải suy ngẫm. Đó là mặc dù thời kỳ tiềm năng của thị trường kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành bất động sản đã đến, nhưng thị trường này ở nước ta đang bị “xâm chiếm” bởi các doanh nghiệp ngoại.

Theo như khảo sát, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chiếm thế mạnh về số lượng các dự án đang quản lý, vận hành. Trên con số là thế, nhưng khi xét về thị phần của các bên thì doanh nghiệp nước ngoài đang hiển nhiên áp đảo doanh nghiệp trong nước. Họ đang dần biến mảng quản lý, vận hành dự án bất động sản ở Việt Nam thành “sân chơi” riêng của mình.

Đây cũng là một trong những vấn đề đã được bàn thảo tại tọa đàm ứng dụng dụng công nghệ để nâng cao giá trị bất động sản trong quản lý và khai thác diễn ra hôm 30/10 tại TP.HCM.

Khi nói về thực trạng trong việc quản lý vận hành các dự án bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho biết, thị phần quản lý vận hành các dự án bất động sản hiện đang thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước vẫn ít quan tâm đầu tư đúng mức ở mảng này.

Thực tế, trên thị trường, hầu như các công ty kinh doanh bất động sản trong nước mới chỉ tập trung thực hiện quản lý các dự án bất động sản có quy mô nhỏ, có giá trị nhỏ mà của chính công ty mình đầu tư. Còn ở những khu đô thị mới, những tòa nhà văn phòng và căn hộ cao cấp vẫn hầu như không có doanh nghiệp Việt tham gia.

“Công việc tưởng chừng đơn giảm như bảo trì mặt ngoài của tòa nhà cũng là sân chơi của các doanh nghiệp nước ngoài. Các công ty kinh doanh bất động sản Việt Nam chưa thể chen chân ở mảng này”, ông nói.

Theo những khảo sát thực tế ban đầu cho thấy: Cho đến nay, có khoảng hơn 100 công ty được cấp phép quản lý vận hành các tòa nhà. Trong đó, phần lớn là các công ty có tên tuổi của nước ngoài.

Đây thật sự là một thực tế đáng suy ngẫm về thị trường kinh doanh ngành quản lý, vận hành bất động sản tại Việt Nam. Việc doanh nghiệp ngoài đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường ngành này sẽ ngày càng gây lên những bất lợi đối với doanh nghiệp trong nước.

Điểm mặt những lý do khiến doanh nghiệp Việt Nam luôn “lép vé”

Để có thể xoay chuyển được tình thế nhằm đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị quản lý, vận hành Việt Nam, giúp doanh nghiệp nội giành lại vị thế trên “sân nhà”, đầu tiên ta phải tìm ra được các lý do tại sao doanh nghiệp Việt lại trở nên yếu thế như vậy.

Để giải thích được những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng như vừa đề cập, ta cần xem xét trên nhiều mặt để thấy được các lý do tiêu biếu như sau:

Thứ nhất, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nội hiện nay chỉ đang là phát triển tự phát, chưa có một nghiệp đoàn để liên kết các doanh nghiệp lại với nhau. Vì vậy, khó có thể tạo ra một “sân chơi” cho doanh nghiệp Việt nhằm giúp họ tiếp cận thị trường. Đây vẫn chính là một trong những khó khăn điển hình của ngành nghề mới như ngành nghề kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành tòa nhà.

Thứ hai, các công ty Việt thường bị lép vế ngay trên “sân nhà” bởi các công ty nước ngoài vốn đã có thương hiệu trên trường quốc tế lâu năm trong lĩnh vực này. Họ có phương pháp hiệu quả, có kinh nghiệm đi trước rất nhiều năm trong lĩnh vực quản lý, vận hành. Các chủ đầu tư thường có xu thế tin tưởng và chọn các công ty nước ngoài khi xây dựng xong dự án của mình để như một sự quảng bá thương hiệu song hành.

Thứ ba, cái khó của doanh nghiệp Việt đó là người dân và chủ đầu tư dự án vẫn còn tâm lý sính ngoại, từ đó mà không chịu cho doanh nghiệp nội vào tham gia quản lý vận hành. Việc các bên kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành của Việt Nam không thể tham gia vào các dự án bất động sản cao cấp không phải vì doanh nghiệp không đủ năng lực, mà do nhiều chủ đầu tư muốn gắn mác ngoại để tạo uy tín với khách hàng. Mặc dù, phí quản lý của doanh nghiệp ngoại cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nội, nhưng họ vẫn chấp nhận chỉ để tạo được cái danh đáp ứng đúng tâm lý sinh ngoại vẫn còn tồn tại trên thị trường nước ta hiện nay. Vì vậy, đất cạnh tranh của các doanh nghiệp nội bị thu gọn về tập trung ở phân khúc nhà ở giá rẻ, thấp; cũng là phân khúc mà các doanh nghiệp ngoại không ngó tới.

Thứ tư, câu chuyện văn hóa quản lý, tính chuyên nghiệp trong quản lý vận hành cũng chưa được các doanh nghiệp Việt chú trọng, chất lượng nhân sự còn kém, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. Đã có một vài vụ việc xảy ra liên quan đến tính chuyên nghiệp xảy ra trong quá trình quản lý. Điển hình như vụ việc tại một dự án ở quận 12 (TP.HCM), đơn vị quản lý vận hành dùng nước giếng khoan để cấp vào bể chứa nước cho cư dân chung cư dùng, gây bức xúc và ảnh hưởng tới thương hiệu Việt trong ngành quản lý vận hành tòa nhà. Đồng thời, có một thực tế là việc cấp phép thành lập doanh nghiệp hoạt động quản lý vận hành quá dễ mặc dù ngành này phải đòi hỏi chứng chỉ hành nghề nghiêm túc… Chính những điều này đã ảnh hưởng tới uy tín chung của doanh nghiệp quản lý vận hành nội. Hơn nữa, các chủ đầu tư trong nước lại chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, vận hành dự án, nên làn sóng các thương hiệu ngoại thay nhau đổ bộ vào Việt Nam là điều rất dễ hiểu.

Thứ năm, đối với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp ngoại luôn nhanh hơn họ một bước phát triển nhờ công nghệ. Thể hiện ở việc các công ty nước ngoài áp dụng được công nghệ vào công tác quản lý, trong khi doanh nghiệp Việt còn đang bỡ ngỡ và tỏ ra lạ lẫm về các loại giải pháp công nghệ của thời đại số. Tâm lý của người Việt thì vẫn là ngại thay đổi, chấp nhận thử thách với cái mới nên quá trình thay đổi phương pháp quản lý, từ các phương pháp truyền thống sang hệ thống giải pháp thông minh bằng công nghệ số, vẫn chưa được thực hiện mạnh mẽ.

Là lĩnh vực còn mới mẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, các doanh nghiệp quản lý, ngành dịch vụ vận hành tòa nhà của Việt Nam dù đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh và những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng như hiện tại, đòi hỏi sự trưởng thành nhanh hơn nữa của các doanh nghiệp. Điều này không chỉ góp phần mang đến sự phát triển đồng đều ở mọi mặt cho thị trường bất động sản, mà còn là yếu tố quan trọng để tạo lập nên các không gian sống văn minh trong các khu đô thị.

Đâu là con đường thoát hiểm trên chính “sân nhà” dành cho doanh nghiệp nội ?

Để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp đều phải có chiến lược và hướng đi cho riêng mình, thậm chí là cần biết hy sinh lợi ích cá nhân của mình để tạo ra sự khác biệt đó. Thực ra không có sự khác biệt nào nhiều, chỉ cần biết khi đã làm dịch vụ, cần phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, coi trọng sự minh bạch, khách quan. Đặc biệt đối với ngành quản lý tòa nhà lại là ngành dịch vụ   có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của những cư dân ở đó.

Xét trên tổng thế, các doanh nghiệp Việt Nam không hề kém cạnh về chuyên môn đối với với doanh nghiệp ngoại. Nhưng yếu tố thành công lại chính là con người. Về mảng bất động sản, nếu muốn chiếm lĩnh thị trường quản lý vận hành dự án, điều đầu tiên là các doanh nghiệp nội phải liên kết nhau lại, phát triển chuyên nghiệp, nghiêm túc, thì mới nâng thương hiệu của doanh nghiệp Việt trong ngành này lên.

Quan trọng hơn nữa, để đưa các doanh nghiệp Việt phát triển, cần có nhiều điều kiện, các công ty trong nước phải thay đổi tư duy phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, đảm bảo các yếu tố tài chính đủ mạnh để có thể hoạt động được một cách tốt nhất, công tác từ bộ máy, con người, quy trình đều cần phải được đồng bộ và chuyên nghiệp. Kết hợp với những trường lớp chính quy đào tạo về lĩnh vưc quản lý vận hành tòa nhà một cách bài bản.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với nước ngoài và trong xu hướng “chuộng ngoại” như vậy, các doanh nghiệp trong nước không chỉ cần phát huy những thế mạnh nội tại, cải thiện đội ngũ, mà còn phải biết cách bắt kịp xu hướng, thời đại để thực hiện quản lý được tối ưu. Và trong thời đại số như ngày nay, ứng dụng công nghệ để giảm nhân công và tối đa lợi nhuận đang là bước đệm đáng giá giúp doanh nghiệp vượt lên để phát triển.

Thay vì sử dụng các phương pháp quản lý truyền thống với các quy trình dài dòng thì giải pháp công nghệ sẽ giúp rút ngắn đáng kể mà vẫn đảm bảo chất lượng quản lý vừa toàn diện, vừa đồng thời. Hơn nữa, công nghệ giúp tăng tương tác với chính cư dân trên tòa nhà, đảm bảo hỗ trợ liên tục, tức thời, nhằm mục đích chung là chăm sóc cho đời sống người dân được tốt nhất.

Cùng Vimetech trở thành doanh nghiệp tiên phong, đón đầu xu hướng, bứt phá chất lượng.

Khám phá và trải nghiệm ngay các giải pháp phần mềm được phát triển thành công bởi Vimetech để trang bị cho doanh nghiệp vũ phí giúp tối ưu chất lượng quản lý, đối mặt với doanh nghiệp ngoại và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Với nhiều tính năng ưu việt, Phần mềm quản lý bất động sản, tài sản của Vimetech ngày càng được nhiều nhà thầu, chủ đầu tư và doanh nghiệp quản lý lựa chọn. Nếu bạn muốn chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý, vận hành các dự án bất động sản, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Ngày viết: 27/11/2019

LIÊN HỆ

Bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi luôn túc trực để nhận được những thông tin phản hồi của Quý khách về các dòng sản phẩm của chúng tôi!

Gửi tin cho chúng tôi