Các tòa nhà lớn và chung cư cao tầng đã trở thành xu hướng bất động sản tại Việt Nam trong những năm gần đây. Để những tòa nhà và chung cư này vận hành hiệu quả, an toàn và thông suốt, việc thành lập ban quản lý tòa nhà là điều tất yếu. Vậy đâu là mô hình quản lý tòa nhà hiệu quả nhất hiện nay?
Những mô hình quản lý tòa nhà tại Việt Nam
Bộ phận quản lý tòa nhà do chủ đầu tư tự thành lập
Chủ đầu tư là đơn vị hiểu rõ về tòa nhà hơn cả. Họ có mối liên hệ mật thiết với cộng đồng cư dân và khách hàng ngay từ khi làm hợp đồng mua căn hộ hay thuê mặt bằng. Chính điều này dẫn đến hiểu lầm rằng mô hình quản lý tòa nhà bởi bộ phận quản lý do chủ đầu tư tự thành lập là tích cực. Thông thường, trước khi bàn giao căn hộ hoặc mặt bằng cho khách hàng, chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý.
Lúc này, họ mang đến những quyền lợi hấp dẫn để thu hút khách hàng mua căn hộ hay thuê mặt bằng. Nhưng sau khi việc mua bán hay thuê mặt bằng đã hoàn thành, những mâu thuẫn về lợi ích dần xuất hiện. Những xung đột lợi ích trực diện giữa chủ đầu tư – đồng thời là ban quản lý với cư dân đã làm lộ rõ những “khuyết điểm” của mô hình quản lý nhà chung cư này.
Ban quản lý tòa nhà là công ty quản lý vận hành chuyên nghiệp
Mô hình quản lý nhà chung cư này quy định ban quản lý là một công ty chuyên nghiệp. Lúc này, ban quản trị tòa nhà sẽ lựa chọn và quyết định đơn vị quản lý vận hành đáp ứng đầy đủ những nhu cầu và dịch vụ và nghiệp vụ. Mô hình này được đánh giá cao hơn mô hình chủ đầu tư tự quản lý.
Đơn vị được lựa chọn để cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà có nghĩa vụ phục vụ cộng đồng cư dân; không có xung đột về lợi ích với cộng đồng cư dân. Hầu hết các dự án lớn với các chủ đầu tư uy tín đều đang áp dụng mô hình quản lý này. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tòa nhà được thành lập ngày càng nhiều. Họ phải tìm mọi cách cạnh tranh với các đối thủ khác để được các chủ đầu tư hoặc cộng đồng cư dân lựa chọn.
Ban quản trị tòa nhà tự quản lý
Tại một số tòa nhà, cộng đồng cư dân tổ chức hội nghị nhà chung cư và bầu ra ban đại diện hay ban quản trị. Họ là tổ chức thay mặt cư dân lựa chọn và thuê dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà. Bên cạnh đó, ban quản trị sẽ đứng ra đòi quyền lợi từ chủ đầu tư để bảo vệ lợi ích cư dân.
Mô hình quản lý tòa nhà không thực sự phổ biến vì không có tư cách pháp nhân nên bị hạn chế ở nhiều thủ tục. Nếu ban quản trị có đứng ra quản lý thì việc ký kết hợp đồng với công ty dịch vụ vẫn phải qua chủ đầu tư. Điều này khiến việc vận hành tòa nhà khó chuyên nghiệp và quy củ.
Đâu là mô hình quản lý tòa nhà chuyên nghiệp hiệu quả nhất?
Theo điều 5 của Luật Nhà ở: “Việc vận hành nhà chung cư phải do doanh nghiệp có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện”. Theo đó, mô hình quản lý phổ biến, hiệu quả và trở thành xu hướng hiện nay là thuê dịch vụ quản lý tòa nhà chuyên nghiệp.
Dù là chung cư hay mô hình kinh doanh cho thuê văn phòng cũng cần được quản lý một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Có như vậy, hoạt động của tòa nhà mới thông suốt và an toàn. Quyền lợi của khách hàng sử dụng và khai thác tòa nhà mới được đảm bảo.
Khi ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn cho riêng mình. Các công ty quản lý tòa nhà buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh. Với tầm nhìn xa hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý vươn lên và thống lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.
Nhiều đơn vị dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà đã và đang ứng dụng nền tản công nghệ, đặc biệt là các phần mềm quản lý vào nghiệp vụ của mình. Cộng đồng cư dân cần một mô hình quản lý chung cư phù hợp. Các chủ đầu tư cần một mô hình văn phòng cho thuê hoạt động hiệu quả. Đã đến lúc doanh nghiệp của bạn cần một “cuộc cách mạng”!
Mỗi tòa nhà có một đặc thù quản lý khác nhau. Nếu bạn muốn trải nghiệm một phần mềm quản lý tòa có thể nâng cấp tính năng theo nhu cầu thực tế, hãy để Vimetech tư vấn cho bạn! Chắc chắn chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp quản lý tòa nhà hiệu quả nhất!
Xem thêm: